TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO

BÀI VIẾT VỀ TẤM GƯƠNG CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ SO

Từ thuở ấu thơ chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe lời ru của mẹ nhắc nhở về: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” và đi theo cùng năm tháng với lớp bụi thời gian chân lý ấy cũng tỏa sáng như: “Ngọc càng mài càng sáng, Vàng càng luyện càng trong”. Mỗi chúng ta ai cũng có những hình ảnh, những kỷ niệm về người thầy, người cô của mình.  

Có ai đã từng nghe qua bài hát “ Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo, khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”. Vâng, quả đúng như lời của bài hát “ Cô và Mẹ” của nhạc sỹ Phạm Tuyên, cô giáo giống như mẹ hiền. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, cô giáo mầm non chắc ai cũng hiểu là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ. Nhưng để thực sự xứng đáng là người mẹ của trẻ ở trường mầm non quả là rất khó. Biết bao cô giáo đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục từ khi mới bước vào tuổi thanh xuân nay gần hết thời tươi trẻ. Đã quên đi hạnh phúc riêng bản thân mà suốt ngày vui cùng những đứa trẻ của mình, tuổi đôi mươi đã nuôi đàn con nhỏ là vậy.

Tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề nuôi dạy trẻ. Tôi muốn nhắc đến đây là cô Nguyễn Thị So, hiện đang công tác tại trường mẫu giáo An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An thân yêu này.

Cô theo ngành giáo dục mầm non và đã hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục trồng người có biết bao gian lao khổ cực cô vượt qua. Tôi đã từng nghe cô kể lại, lúc mới ra trường cô rất bỡ ngỡ, còn xa lạ với việc chăm sóc nuôi dạy trẻ, cô được phân công dạy lớp 1 buổi/ngày. Lúc đó, trường thiếu hụt nhiều về cơ sở vật chất, điều kiện môi trường khó khăn về phương tiện, đồ dùng dạy học. Cô cũng không nao lòng, luôn cố gắng, tìm tòi thu gom từ những nguyên vật liệu sẵn có và tự tay cô làm nên những món đồ chơi đẹp mắt cho các cháu vui chơi học tập. Suốt thời gian dài cô dạy ở điểm ấp, dạy 1 buổi/ngày. Đến khi trường mở bán trú, học 2 buổi/ngày. Công việc lại càng vất vả hơn nhiều, ngoài việc giảng dạy trên lớp, cô còn chăm sóc cho các cháu từng miếng ăn, giấc ngủ.

Với cái nghề nuôi dạy trẻ không phải là làm một phép tính cộng trừ căn bậc gì khó nhưng đòi hỏi ở cô phải hết lòng tận tụy, chăm sóc các cháu như con đẻ của mình, nhất là đến giờ ăn có những cháu chưa tự xúc cơm ăn được cô nhẹ nhàng đút cho cháu ăn từng miếng từng miếng. Như sự nâng nui, triều mến chăm lo cho con bằng tình thương của người mẹ ở nhà. Khi cháu ngủ cô luôn ở bên trẻ, cận kề bên cạnh như thể hiện lời hát ru ầu ơ của mẹ dỗ dành. Và tình thương yêu chăm sóc là vậy, cô luôn dõi mắt theo các cháu từng ngày, từng giờPicture 1533

Hình ảnh cô chăm lo cho trẻ trong giờ trẻ ănPicture 481

Hình ảnh cô chăm lo cho trẻ trong giờ trẻ ngủ

Trong khi xã hội ngày càng phát triển nghề giáo ngày càng được quan tâm. Nhưng với những yêu cầu giáo dục ngày càng cao, từ công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho đến tổ chức hoạt động giáo dục, đòi hỏi cô phải hết lòng tận tâm tận lực với nghề. Cô ngày ngày bận rộn hơn từ sáng sớm tới chiều chăm lo cho các cháu. Từ việc giảng dạy đến bận cho ăn và lo giấc ngủ cho trẻ, đôi khi tưởng chừng như đã quên hết gia đình. Tình thương yêu, tinh thần trách nhiệm là vậy, có ai biết sau khóe mắt ấy biết bao nỗi vui buồn bởi lẻ yêu cái nghề mình đã lựa chọn, hết mực vì các cháu tình yêu thương đó thể hiện trong từng cử chỉ lời nói của cô: “Giọng cô đầm ấm như lời mẹ ru”.

Và thật đồng cảm với công việc của cô, cũng có nhiều lúc cháu chơi ngoan nhìn những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cô thể hiện niềm hạnh phúc tất cả vì trẻ thơ, những cử chỉ hành động đó đã toát lên một tình thương bao la mà không phải người nào, nghề nào cũng có được. Cũng đôi lúc cháu nghịch ngợm, chạy đùa thì cô vì thương trẻ, muốn trẻ ngoan, khi trẻ làm sai thì cô dạy dỗ, giáo dục cháu vỗ về, an ủi, nói nhẹ nhàng như tình mẹ thương con, bởi nuôi dạy con, con đau thì càng đau lòng mẹ là vậy.

Picture 482

Hình ảnh cô trò chuyện với trẻ

Giáo dục nuôi dạy trẻ là một nghề đặc biệt, vì không chỉ dạy mà còn phải dỗ dành, chăm sóc các bé bằng chính tình yêu thương của cô. Không có một ngành học nào mà cô phải làm việc 8 – 10 tiếng/ngày, cũng không có một ngành học nào lại phải làm đồ dùng dạy học, làm sổ sách nhiều như ngành mầm non và cũng không có một ngành học nào người giáo viên lại đảm nhiệm nhiều công việc như ngành mầm non: làm cô, làm mẹ, là ca sĩ, làm họa sĩ, làm bác sĩ … thậm chí cả làm vệ sĩ cho bé. Nhiều đến thế, cô cũng không nản lòng, vẫn vì đàn trẻ thân yêu mà luôn theo đuổi bên cạnh các cháu.

Picture 1745

 

Đúng như Bác Hồ đã dạy:

  Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ, muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu còn nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ nhỏ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt”.

Quả đúng như lời Bác Hồ của chúng ta đã căn dặn. Cô So là một giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, hết lòng tận tụy với công việc, sống giản dị luôn hòa đồng với mọi người, nên được đồng nghiệp kính trọng, các cháu yêu mến và phụ huynh tin tưởng. Cô xứng đáng là một  tấm gương tốt cho các thế hệ trẻ noi theo.

Và suốt từng đó năm làm nghề nuôi dạy trẻ, cô được phân công nhiệm vụ chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, cô So luôn cố gắng đem hết tình yêu thương, sự tâm huyết và kiến thức đã được học tập của mình, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Một mặt không ngừng học tập trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để vận dụng vào công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, mặt khác cô luôn ân cần, tận tình trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Picture 2167

Hình ảnh cô tìm tòi tự học trau dồi kiến thức

 

Mặt khác, cô So luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có của một cô giáo mầm non về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo. Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên mầm non phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì sự bền bỉ… bởi, trẻ ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi các cháu rất hiếu động, tinh nghịch và rất dễ bắt chước người lớn. Vì vậy, để hình thành nên những thói quen, nhân cách tốt cho trẻ thì cô giáo cũng phải có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giàu lòng nhân ái, lời nói, sự giao tiếp, thái độ, cách đi đứng, cách ứng xử với đồng nghiệp, với phụ huynh đặc biệt là với trẻ… sao cho chuẩn mực và luôn luôn phải là tấm gương sáng cho trẻ noi theo.

Với vai trò là Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ 5 tuổi, cô So luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, tham gia vào các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trường phát động, tham gia vào các hội thi, tập huấn như: hội thi giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua cơ sở, hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, các phong trào do ngành, do trường phát động cô đều tham gia; Nhiều năm liền tham gia bồi dưỡng các cháu tham gia các chương trình văn nghệ nhân các ngày lễ hội của trường. Bản thân cô luôn cố gắng thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường, có nhiều tiết dạy tốt và luôn nhắc nhở, động viên các giáo viên trong tổ 5 tuổi thực hiện tốt quy chế chuyên môn, chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Đồng thời xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục ứng dụng tốt CNTT vào giảng dạy và đạt kết quả cao.

Picture 056

Hình ảnh chương trình văn nghệ

Picture 2871

Hình ảnh cô  hướng dẫn về chuyên môn cho tổ

Chính vì vậy mà lớp học do cô So chủ nhiệm nhiều năm liền được nhà trường chọn làm lớp điểm của trường và lớp học thân thiện, học sinh tích cực.

Sự cần mẫn, chăm chỉ chịu khó học hỏi của cô đã đạt được ghi nhận bằng những kết quả đáng khích lệ, đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, do UBND huyện Châu Thành và PGD & ĐT khen tặng.

 

Hình ảnh khen tặng giáo viên giỏi của trường

Picture 445

Hình ảnh khen tặng giáo viên giỏi của trường

Có thể nói, ngành mầm non nước nhà hiện nay như là một vườn hoa mà mỗi giáo viên là một bông hoa khoe sắc. Không thể nào kể hết những đóa hoa tươi thắm đã tạo nên hương sắc của ngành mầm non trong thời kỳ giáo dục phát triển đòi hỏi những người giáo viên cũng phấn đấu không ngừng để tồn tại và phát triển. Nói khác đi, giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế cô luôn xác định quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.

Nên cô đã đóng góp không nhỏ công sức trí tuệ của mình cho phát triển giáo dục mầm non. Không có ngành nghề nào so sánh được, bởi lẽ nghề dạy học đòi hỏi phải có tính nguyên tắc và kỷ luật trong công việc. Ngày hai buổi tới trường với những công việc không tên nhưng hết sức áp lực cả về mặt thời gian và tâm lý. Đó là nghề “không đội nón” ra khỏi nhà từ khi mặt trời chưa mọc nhưng chiều về thì mặt trời đã lặn. Khi mọi người chưa đi làm thì cô đã phải đến trường với bao nhiêu là công việc: từ đón trẻ, dạy trẻ, cho trẻ ăn, ngủ, chăm sóc, vệ sinh cho trẻ… tất cả đều từ bàn tay của cô.

Và câu hát “ Cô và mẹ là hai cô giáo, mẹ và cô đấy hai mẹ hiền” là thế, chăm sóc dạy dỗ, thương yêu các con là thiên chức của người phụ nữ, không ai thay thế

được. “Ở nhà thì mẹ, đến trường thì cô”. Câu nói tưởng chừng như nói vui, nhưng thật chất là vậy “Cô giáo như mẹ hiền”, cô giáo luôn là điểm tựa, tấm gương cho trẻ nhỏ noi theo, luôn là cô tiên, một hình tượng rất đẹp trong ánh mắt trẻ.

Cho đến ngày nay, thì câu nói cô giáo như mẹ hiền vẫn còn truyền từ đời này sang đời khác, bao thế hệ nhà giáo noi theo. Và tôi mong là các cô giáo luôn luôn là tấm gương nhà giáo tốt trong ngành giáo dục mầm non. Trong đó, tôi cũng vinh dự vì đã đóng góp một phần công sức trí tuệ nhỏ của mình trong sự nghiệp giáo dục này.