KH CHUYÊN MÔN 19-20

PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG: MG AN LỤC LONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 01 /KH.CM An Lục Long, ngày 20 tháng 09 năm 2019

KẾ HOẠCH
Chuyên môn năm học 2018 -2019

Căn cứ vào kế hoạch số 09/KHNH-MGALL- MG An Lục Long, ngày 18 tháng 09 năm 2019 “ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 – 2020”.
Căn cứ vào hoạt động chuyên môn của trường. Nay bộ phận chuyên môn đề ra kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học 2019 – 2020 của trường Mẫu Giáo An Lục Long như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
– Trường có 06 lớp: 4 lớp Lá, 2 lớp Chồi, tất cả đều học bán trú
– Tổng số học sinh ra lớp tại trường: 201/100 nữ
– Trẻ từ 3 – 5 tuổi ra lớp kể cả đi xã khác 320/496, đạt tỉ lệ 71,6%
– Tổng số trẻ 5 tuổi trong địa bàn: 149 trẻ (Trong đó học tại trường: 108 trẻ ; Học nơi khác : 41 trẻ) Đạt tỉ lệ: 100%
*Thuận lợi :
– Trường mẫu giáo An Lục Long được sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương và Phòng giáo dục Đào tạo huyện Châu Thành, Hội cha mẹ học sinh trong việc thực hiện chương trình GDMN.
– Đảm bảo cơ sở vật chất và môi trường cho trẻ hoạt động .
– Giáo viên luôn nhiệt tình, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ theo chương trình GDMN sửa đổi.
– Tập thể giáo viên nhiệt tình trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả trong từng chủ đề, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ đã đạt chuẩn 100%, 13/14 giáo viên có bằng A vi tính và 100% giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng.
– Bộ phận chuyên môn luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Hiệu trưởng nhà trường của bộ phận chuyên môn PGD và sự giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
* Khó khăn :
– Trường hiện tại có 1 lôùp Lá gheùp 2 độ tuổi.
– Phần lớn các cháu lần đầu tiên đến lớp, chưa qua năm học nào, tiếp xúc với môi trường mới nên chưa có nề nếp tốt trong sinh hoạt, học tập và vui chơi.
– Kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN còn hạn chế.
II. Nhiệm vụ trọng tâm:
– Đẩy mạnh hiệu qủa công tác quản lí của nhà trường về GDMN; tăng cường điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo an toàn thể chất, tinh thần cho trẻ, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.
– Duy trì kết quả xã đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi; nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên hướng phát triển năng lực đáp ứng yêu cầu đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục mầm non.
– Tiếp tục thực hiện Thông tư 28 hướng sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình GDMN ban hành kèm theo Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, duy trì triển khai 100% các lớp trong độ tuổi sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN.
– Quản lý tốt chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục (NDCSGD) trẻ ở các khối lớp. Tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các lớp sử dụng bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi hổ trợ chương trình GDMN; Khuyến khích giáo viên tăng cường khai thác công nghệ thông tin trong công tác NDCSGD trẻ, tạo chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp giáo dục; nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; Khuyến khích giáo viên tạo môi trường hoạt động NDCSGD trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; đẩy mạnh tích hợp chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng NDCSGD trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi vào học lớp 1.
– Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phối hợp nhà trường, gia đình trong chăm sóc GDMN.
– Tăng cường giúp đỡ giáo viên làm đồ dùng đồ chơi cho các hoạt động giảng dạy để thu hút trẻ đi học đều và thực hiện tốt tiết dạy, đặc biệt là sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương.
– Thường xuyên dự giờ thăm lớp để kịp thời giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện, cơ hội cho giáo viên tham dự học tập các buổi sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn.
– Tích cực tham gia các phong trào do Phòng GD&ĐT, do trường tổ chức.
III/ Nhiệm vụ cụ thể :
1 . Công tác tăng cường điều kiện nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN, tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo an toàn thể chất, tinh thần cho trẻ, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em:
– Thực hiện Chương trình GDMN, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt chương trình GDMN sau chỉnh sửa. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo.
– Trọng tâm năm học 2018-2019, đơn vị trường chú trọng triển khai thực hiện chủ đề: “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với địa phương/ trường/lớp, khả năng và nhu cầu của trẻ, tăng cường cho trẻ thực hành, trải nghiệm phát triển toàn diện ”.
– Tiếp tục triển khai mô hình “Giáo dục lễ giáo” ở lớp lá……đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Sơ, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.
– Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Giáo dục lễ giáo” đúng nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
– Phát huy tính sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp NDCSGD trẻ, tạo những sản phẩm có giá trị trong việc thực hiện chương trình GDMN. Tăng cường trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và hỗ trợ việc thực hiện chương trình GDMN. Tuyệt đối không dạy trẻ 5 tuổi học trước chương trình lớp 1;
– Sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi hỗ trợ tốt thực hiện CTGDMN, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng CSGD; phối hợp giữa nhà trường và gia đình theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tích cực tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt.
– Chủ động phối hợp với các ngành Y tế thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe, quản lý tiêm chủng, phòng chống các dịch bệnh trong trường, có giải pháp ứng phó với dịch bệnh khi xảy ra trong đơn vị. Đảm bảo 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe định kỳ và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng.
– Tăng cường thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non.
– Tổ chức bồi dưỡng đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ; tích cực phòng chống suy dinh dưỡng, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc phụ huynh học sinh, tuyên truyền với phụ huynh cách phòng bệnh : Tay chân miệng, sốt xuất huyết ….đặc biệt là trẻ nhỏ.
– Tăng cường theo dõi chế độ dinh dưỡng của trẻ, đảm bảo đủ chất, tăng cân hàng ngày.
– Giáo dục vệ sinh răng miệng dạy cho các cháu biết cách chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ kết hợp cùng với phụ huynh học sinh các lớp.
– Đảm bảo 100% trẻ đến trường được khám sức khỏe và theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng theo quý và thông tin cùng với phụ huynh bằng qua sổ bé ngoan.
– Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, thực hiện các biện pháp phòng chống SDD, phòng chống béo phì, giảm tỉ tệ SDD.
– Quan tâm tới trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, bảo vệ cho trẻ luôn luôn được an toàn không để trẻ chơi 1 mình, hướng dẫn cho trẻ nhận biết được một số nơi có thể xảy ra mối nguy hiểm đến tính mạng ở xung quanh trẻ.
– Tham mưu với người nấu ăn thay đổi cách chế biến món ăn phù hợp với mùa, với khẩu vị ăn của trẻ giúp trẻ ăn ngon, ăn được nhiều hơn.
– Duy trì mối quan hệ ứng xử thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, với các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng; tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ; Chuẩn bị tốt về mặt xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chú ý rèn luyện phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, ứng xử xã hội của trẻ để trẻ tự tin, hồn nhiên, bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, mạnh dạn trong giao tiếp; thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè; lễ phép với người lớn tuổi; tích cực trong các hoạt động.
* Biện pháp thực hiện :
– Đầu năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khỏe 1 năm 2 lần vào tháng 10/2018 và vào tháng 4/2019 cho các cháu;
– Thường xuyên kiểm tra, theo dõi công tác nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích trong đơn vị, đảm bảo an toàn thực phẩm trong đơn vị;
– Phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi dưới 5%, giảm ít nhất 0,5-1% số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi so với đầu năm học; khống chế tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì;
– Giáo viên phối hợp với PHHS trong việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, phòng chống trẻ suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh tay, chân, miệng, sốt xuất huyết, các bệnh truyền nhiễm cho trẻ …;
– Nhân viên y tế, giáo viên tổ chức cân, đo theo dõi sức khỏe trẻ theo từng quí qua quyển theo dõi sức khỏe của trẻ;
– Tổ chức cho trẻ ăn bán trú đảm bảo đủ khẩu phần ăn của trẻ cả ngày không quá 70%;
– Sử dụng phần mềm nutrikids đã được nâng cấp để tính khẩu phần ăn cho trẻ để đảm bảo đủ dưỡng chất;
– Tham gia các lớp tập huấn do Phòng, Sở tổ chức.
– Lồng ghép vào các hoạt động tại lớp, tạo cho trẻ tính tích cực trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè, lễ phép với người lớn tuổi, …
` 2. Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN.
– Thực hiện Chương trình GDMN, trang bị tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, hỗ trợ giáo viên tổ chức thực hiện tốt chương trình GDMN sau chỉnh sửa. Tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với lứa tuổi; đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo; đảm bảo 100% các nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN được tổ chức học bán trú 2 buổi/ngày.
– Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;
– Thực hiện mô hình “Giáo dục lễ giáo” đúng nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
– Phát huy tính sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp NDCSGD trẻ, tạo những sản phẩm có giá trị trong việc thực hiện chương trình GDMN. Tăng cường trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm và hỗ trợ việc thực hiện chương trình GDMN. Tuyệt đối không dạy trẻ 5 tuổi học trước chương trình lớp 1;
– Tăng cường sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, đảm bảo đúng mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN nhằm nâng cao chất lượng CSGD; phối hợp giữa nhà trường và gia đình theo dõi sự phát triển của trẻ, có biện pháp tích cực tác động kịp thời giúp trẻ phát triển tốt.
– Giáo viên lên kế hoạch năm, tháng, thiết kế bài dạy, xây dựng môi trường học tập ở các lớp theo mục tiêu, nội dung phương pháp giáo dục của chương trình GDMN;
– Dự kiến các chủ đề chính cho từng độ tuổi và thời gian thực hiện cho từng chủ đề
– Tạo điều kiện cho cho giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo lịch hoạt động 1 ngày của cô và trẻ
– Phối hợp trao đổi với phụ huynh theo dõi đánh giá trẻ ở nhà sau mỗi chủ đề
– Tổ chức sinh hoạt chuyên môn đúng quy định, trao đổi ý kiến rút kinh nghiệm các hoạt động giảng dạy trong tập thể giáo viên
– Tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm sau mỗi chủ đề thực hiện
– Tham gia tập huấn, dự giờ các trường học hỏi rút kinh nghiệm .Tổ chức thao giảng cho giáo viên trong nhà trường học tập lẫn nhau .
– Tổ chức đánh giá trẻ 5 tuổi theo chuẩn, kết hợp với khảo sát cuối các chủ đề, học kỳ, cuối năm .
– Khuyến khích giáo viên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có cho trẻ. Đây là yêu cầu bắt buộc để thiết thực đổi mới phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả. Động viên sự tham gia đóng góp của cha mẹ trẻ và cộng đồng về việc bổ sung thiết bị, đồ chơi cho trẻ.
– 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch BDTX của trường.
* Biện pháp thực hiện:
– Triển khai thực hiện theo Chương trình GDMN ban hành kèm theo thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT cho toàn thể giáo viên trong trường cùng thực hiện.
– Tham gia thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.
– Thực hiện lồng ghép chuyên đề “Giáo dục lễ giáo” vào các hoạt động hàng ngày của trẻ trong trường;
– Đánh giá việc thực hiện chương trình thông qua các hoạt động: kế hoạch GD, kế hoạch chủ đề, dự giờ thăm lớp, quan sát môi trường lớp học ….Quan sát hoạt động của trẻ, xem xét sản phẩm, trò chuyện với trẻ, bài tập cho trẻ và đối chiếu các phiếu đánh giá trẻ của GV;
– Giáo viên tự xây dựng kế hoạch soạn giảng theo tình hình thực tế của lớp mình, đảm bảo đúng kế hoạch giáo dục hàng ngày, đảm bảo các hoạt động trong ngày của cô và trẻ, tích hợp phù hợp với đề tài, chủ đề sự kiện lễ hội trong tháng;
– Giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ. Kết hợp hài hòa giữa các hoạt động có liên kết chặt chẽ nội dung, giữa hoạt động học tập và vui chơi. Nhằm đảm bảo cho trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt tâm lý trẻ vào lớp 1, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong trường. Tích cực truyền thụ kiến thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tạo điều kiện để trẻ vận dụng kiến thức học được trải nghiệm vào thực tế.
– Tổ chức đánh giá sau khi thực hiện chủ đề ở lớp
– Khuyến khich giáo viên tích cực tham gia, hội thi phát triển năng lực chuyên môn các phong trào do trường,Phòng, Sở GD&ĐT tổ chức;
– Hướng dẫn các loại sổ sách chuyên môn, giáo án thống nhất chương trình cho
từng độ tuổi, nộp và báo cáo đúng thời gian quy định;
– Lựa chọn những hoạt động gần gũi, thiết thực với cuộc sống của trẻ như: Dạy kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp- ứng xử….
– Không dạy trẻ 5 tuổi học trước chương trình lớp 1;
– Mỗi tháng đều có giáo viên thao giảng ở các khối lớp;
– Giáo viên dự giờ chéo ít nhất một tháng 2 hoạt động để học tập rút kinh nghiệm lẫn nhau;
– Có kế hoạch kiểm tra, dự giờ hàng tháng theo từng chủ đề và duyệt kế hoạch giáo viên khi đưa vào chương trình dạy;
– Xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, làm đồ dùng dạy học cho từng chủ đề, thi làm đồ dùng dạy học trong tổ, có kiểm tra, dự giờ, đánh giá cuối chủ đề;
– Xây dựng kế hoạch tổ, kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong tổ đầy đủ nội dung theo từng chủ đề, có kế hoạch dự giờ chung và riêng cho từng chủ đề, dự giờ thăm lớp giúp đỡ chuyên môn trong tổ, khảo sát sau chủ đề trong tổ, đánh giá kết quả giảng dạy các thành viên trong tổ;
– Thực hiện theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi đạt tỉ lệ 100% ở 4 lớp Lá. Bộ chuẩn sẽ được lồng ghép vào các chủ đề trong năm, các lớp chỉ đánh giá trẻ 30-40 chỉ số.
– 100% giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy và vui chơi, mỗi chủ đề làm thêm 1 -2 món đồ chơi mới. Khuyến khích sự hỗ trợ tham gia của cha mẹ các cháu bổ sung thiết bị cho các lớp.
– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Ở mỗi học kỳ có soạn 2 giáo án bằng hình thức E-learning gửi Phòng giáo dục.
– Việc áp dụng chương trình GDMN giúp cho trẻ được thực hành, được trải nghiệm, được khám phá bằng các giác quan, được rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm. Đồng thời giúp trẻ bộc lộ khả năng của bản thân và ngày càng mạnh dạn, tự tin, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong các hoạt động…
3. Tăng cường kiểm tra đánh giá các hoạt động chăm sóc giáo dục quản lý chặt chẽ, hiệu quả các hoạt động chuyên môn trong nhà trường:
– Việc đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi phải đảm bảo theo yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ theo quy định trong Chương trình GDMN điều chỉnh và hỗ trợ đánh giá trẻ theo bộ chuẩn trẻ 5 tuổi;
– Tăng cường công tác kiểm tra các lớp bằng nhiều biện pháp và hình thức, tạo điều kiện đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Kiểm tra ít nhất 50% các lớp.
– Kiểm tra đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo viên.
* Biện pháp thực hiện:
– Thực hiện triển khai việc đánh giá trẻ phải đảm bảo yêu cầu đánh giá sự phát triển của trẻ theo đúng quy định, theo Chương trình GDMN đã chỉnh sửa;
– Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc dự giờ, thao giảng, thanh tra kiểm tra chuyên môn của giáo viên;
– Kiểm tra 100% giáo viên thực hiện các chuyên đề triển khai trong năm.
– Kiểm tra ký duyệt hồ sơ sổ sách giáo viên theo đúng quy định
– Kiểm tra hồ sơ sổ sách bán trú hàng tháng. Theo dõi nấu ăn hàng ngày
– Tổ chức các phong trào thi đua, làm đồ dùng đồ chơi do ngành tổ chức;
– PHT- TTCM họp chuyên môn 1 tháng 2 lần để triển khai chuyên môn, các phong trào của ngành,…
4. Thực hiện lồng ghép và có hiệu quả về các chuyên đề
– Tiếp tục thực hiện các hoạt động tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ thông qua các chuyên đề để triển khai. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các chuyên đề cần đi sâu, bồi dưỡng kiến thức chuyên đề cho giáo viên, kiểm tra việc thực hiện… nhằm nâng cao chất lượng các chuyên đề.
4.1 Giáo dục an toàn giao thông:
– Tích cực triển khai luật an toàn giao thông đường bộ tuyên truyền giáo dục Luật ATGT cho trẻ, trong chương trình GDMN theo Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH, tổ chức hướng vào trọng tâm thực hành, tiến hành đánh giá và thực hành, thực hiện qui định ATGT lồng ghép nội dung trong các hoạt động giáo dục, mở rộng các hình thức giáo dục, truyền thông về luật an toàn giao thông, tạo góc tuyên truyền, tạo sân chơi thực hành qua ngã tư đường phố cho trẻ …
– Nhắc nhỡ GV chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông và lồng ghép vào các hoạt động trên lớp giáo dục các cháu và cho trẻ thực hành nhất là ở khối lá.
4.2 Giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai:
– Tăng cường dạy lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hoạt động học, hoạt động chơi giúp trẻ có hành vi, thái độ thân thiện, ứng xử phù hợp để bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường đạt tiêu chuẩn: Xanh, sạch, đẹp, an toàn.
– Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt động giáo dục nhằm giúp trẻ và tập thể sư phạm nhà trường thái độ thân thiện, ứng xử phù hợp để giữ gìn và bảo vệ môi trường.
– Cung cấp cho trẻ những kiến thức, hành vi thái độ phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, trẻ biết được bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho mình, cho mọi người, góp phần ngăn chăn những bệnh tật, thiên tai có thể xảy ra do ảnh hưởng của môi trường;
– Nhắc nhỡ trẻ giữ gìn vệ sinh ở trường, lớp bằng những việc làm cụ thể như bỏ rác vào nơi quy định, sử dụng nước phù hợp… Giáo dục trẻ bằng các hoạt động trên lớp, hoạt động mọi lúc mọi nơi lồng ghép các chuyên đề phù hợp với thực tế.
4.3 Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và nâng cao chất lượng GD:
– Trẻ được giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hình thành cho trẻ có thói quen tiết kiệm trong sinh hoạt ở trường và ở nhà hàng ngày, ý thức thực hiện tốt tiết kiệm năng lượng. Giáo viên tuyên truyền kiến thức cho trẻ qua nhiều hình thức là soạn giảng, chọn nội dung phù hợp để dạy lồng ghép tích hợp vào hoạt động học và góc hoạt động chơi, hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
4.4 Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin:
– Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường thông qua việc cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin khi sử dụng phần mềm kidsmart trong hoạt động học và chơi.
– Giáo viên sử dụng phần mềmAdobe presenter và Powerpoint và các phần mềm khác cho hoạt động giảng dạy;
– Trường sử dụng phần mềm Nutrikids để tính khẩu phần ăn cho trẻ để đảm bảo đủ dưỡng chất cho các cháu.
4.5 Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống:
– Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. Mỗi trẻ có những yếu tố cá nhân khác nhau và sự ảnh hưởng của các quan hệ xã hội cũng như hoàn cảnh sống, môi trường trải nghiệm khác nhau nên giáo viên cần có những hình thức, biện pháp linh hoạt, hợp lý và tận dụng các điều kiện để tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tự trải nghiệm.
– Kĩ năng sống phong phú trẻ sẽ biết cách khai thác kiến thức từ cuộc sống xung quanh, tạo lập các mối quan hệ với tự nhiên và con người để sống an toàn, hòa bình và phát triển.
– Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn với các việc làm, tình huống cụ thể: Trẻ được quan sát người khác làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm thông qua hoạt động vui chơi, sinh hoạt hàng ngày, qua xem phim, nghe kể truyện và thông qua các hoạt động sáng tạo…
4.6 Chuyên đề hiệu quả và nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non:
– Góp phần củng cố tăng cường sức khỏe cho trẻ, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ; Rèn tư thế vận động cơ bản, phát triển các tố chất nhanh, mạnh khéo bền phát triển khả năng định hướng trong không gian.
– Rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản tự lập của trẻ.
– Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
4.7 Chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT)
– Giáo viên cần tích cực tạo ra các điều kiện, cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh và kinh nghiệm;
– Giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ;
– Để thực hiện chuyên đề LTLTT được tốt nhất và có hiệu quả nhất thì xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non, đó là môi trường giáo dục bên trong trường mầm non. Vì xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi, hoạt động của trẻ, môi trường trong lớp học và môi trường bên ngoài lớp học rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ em sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang ở đó.
4.8 Chuyên đề Giáo dục lễ giáo:
– Đảm bảo nội dung, phương pháp, hình thức phù hợp với trẻ mầm non và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục lễ giáo phù hợp với điều kiện thực tế của lớp học.
– Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo trong toàn trường.
– Các lớp tạo môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ, giáo viên đưa nội dung giáo dục lễ giáo vào kế hoạch giáo dục
– Giáo viên được tham gia bồi dưỡng về chuyên đề, tổ chức các sự kiện và lễ hội về giáo dục lễ giáo
– Giáo viên có biện pháp phối kết hợp với các bậc phụ huynh trong việc tuyên truyền giáo dục lễ giáo cho học sinh phù hợp với lứa tuổi.
IV. Mục tiêu phấn đấu:
– Tổ chức cho GV tham gia học bồi dưỡng chuyên môn, và các chuyên đề trọng tâm do Phòng giáo dục tổ chức.
– Giáo viên tích cực tham gia các cuộc thi do trường, ngành tổ chức như: thi làm đồ dùng dạy học, bồi dưỡng HS thi vẽ cấp huyện, thi giáo viên dạy giỏi đổi mới phương pháp cấp trường, huyện, CSTĐCS…
– Giáo viên tham gia đăng ký dạy giáo án E-leaning ít nhất 1 học kỳ/1 giáo án. Khuyến khích giáo viên soạn giảng giáo án điện tử, thiết kế các trò chơi sáng tạo trên máy tính.
– 100% trẻ được khảo sát chất lượng theo 5 mặt lĩnh vực phát triển. Riêng trẻ 5 tuổi được đánh giá có sự hỗ trợ của bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
– Tỷ lệ bé ngoan đạt trên : 95%. Tỷ lệ chuyên cần đạt trên: 97%
– Kết quả dự giờ giáo viên: 50 % – 60 % xếp loại tốt. 45% – 55% xếp loại khá.
– Kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ của trường : 100 % các lớp đều xếp loại tốt – khá.
– 100% các lớp thực hiện chuyên đề đã triển khai trong năm học.
– 100 % giáo viên đứng lớp viết sáng kiến kinh nghiệm từ cấp trường trở lên.
– Hội thi giáo viên giỏi, thi đổi mới PP cấp huyện giáo viên tham gia thi đạt từ 20% trở lên. 100% giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi cấp trường.
– 100% các lớp thực hiện tốt chương trình GDMN sửa đổi, nắm vững chương trình GDMN, chủ động trong việc lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch, biết lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề.
– 100% các lớp biết tạo môi trường cho trẻ hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với chủ đề, thỏa mãn nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ.
– 100% trẻ được học đúng độ tuổi, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi hoạt động, trẻ mạnh dạn tự tin và tích cực tham gia vào các hoạt động.
– 100% trẻ 5 tuổi được cung cấp đủ kiến thức và kỹ năng, chuẩn bị đủ điều kiện vào lớp 1.
– Trên đây là kế hoạch chuyên môn của trường Mẫu giáo An Lục Long năm học 2018 – 2019./.

Người lập kế hoạch
Nơi nhận: P. HIỆU TRƯỞNG
– Hiệu trưởng;
– Tổ trưởng các khối;
– Lưu: CM.

Lê Thị Mỹ Hạnh

DUYỆT
HIỆU TRƯỞNG